Nước chanh có bản chất là axit khi đến dạ dày sẽ làm giảm hấp thụ cồn của dạ dày. Rượu vẫn sẽ đi vào cơ thể nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn và gan có thêm thời gian để loại bỏ chất cồn trước khi chúng xâm nhập vào hệ thống thần kinh.
Một nghiên cứu được thực hiện năm 2017 đã chỉ ra rằng nước chanh có tác dụng bảo vệ gan nhờ khả năng ức chế sự gia tăng Alanine Transaminase (ALT), Aspartate Transaminase (AST) và Triacylglycerol (TG) do rượu gây ra. [1]
Vì vậy, trước khi uống rượu, bạn hãy uống một cốc nước chanh ấm để giúp cơ thể tỉnh táo và khó say hơn nhé!
Uống 1 cốc nước chanh trước khi vào cuộc nhậu sẽ giúp bạn uống được nhiều hơn
Đừng uống rượu khi bụng đói
Không giống như các loại thực phẩm và đồ uống khác, rượu không thể lưu trữ bất cứ nơi nào trong cơ thể. Do đó, cơ thể luôn ưu tiên chuyển hóa rượu trước. Đặc biệt, nếu uống rượu khi bụng đói, dạ dày rỗng chưa có gì để tiêu hóa thì sẽ ngay lập tức đưa rượu đến ruột non và nhanh chóng hấp thụ vào cơ thể. Một thử nghiệm lâm sàng được thực hiện trên 21 người đã chứng minh việc ăn nhẹ trước khi uống rượu là một phương pháp bổ trợ dễ thực hiện và tiết kiệm calo để hạn chế tác dụng của rượu. [2] Một số thực phẩm bạn có thể tham khảo, bao gồm: cơm, bánh mì, măng tây, bơ, sữa, chuối…
Khi uống rượu, giao tiếp nhiều sẽ giúp cồn nhanh chóng được đẩy ra ngoài qua đường hô hấp. Không chỉ giúp tâm hồn cởi mở hơn và bạo dạn hơn, việc tích cực nói chuyện sẽ giúp kéo dài cuộc nhậu hơn, lượng rượu tiêu thụ ít hơn và cơ thể có thời gian để phục hồi lại trạng thái tỉnh táo. Nhờ đó chúng ta có thể uống được nhiều rượu hơn mà không bị say.
Hãy nói thật nhiều để xả hơi rượu sẽ giúp bạn uống được nhiều hơn
Cơ thể con người chỉ có thể tiêu hóa được khoảng 300ml lượng cồn trong một giờ. Uống nhanh với một lượng rượu lớn sẽ kích thích cơ thể hấp thu cồn trong thời gian ngắn. Điều này khiến nồng độ cồn không bị tăng lên đột ngột, gây tác động mạnh tới não bộ, khiến bạn no bụng, khó chịu, buồn nôn… Do vậy, bạn nên uống rượu từ từ để hạn chế cơn say hiệu quả. Đồng thời, bạn nên uống mỗi chén trong 1 lần (1 hơi duy nhất) tuyệt đối không uống làm nhiều hơi để tránh gây cảm giác như uống nhiều chén, dễ say hơn.
Ngoài ra, việc giúp cơ thể sẽ tập trung chú ý vào thức ăn hơn bằng các vừa uống vừa ăn sẽ giúp bạn lâu say và giảm lượng rượu tiêu thụ hơn. Bạn nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa như dâu tây, dâu tằm, việt quất… sẽ giúp bảo vệ gan, hạn chế tác hại của cồn tới hoạt động của gan, dạ dày.
Tuyệt đối, không uống “tạp”
Trong khi uống rượu, bạn nên uống xen kẽ với nước khoáng hoặc nước hoa quả sẽ làm loãng nồng độ cồn của rượu. Tuy nhiên, tuyệt đối không uống chung rượu với đồ uống có cồn khác (bia, thêm các loại rượu…) hoặc nước có ga (pepsi, coca...). Bởi trong mỗi loại đồ uống này đều chứa ga, chất phụ gia, hương liệu… các tác nhân này khi kết hợp sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển hóa cồn trong máu, làm hấp thụ rượu nhanh hơn, chóng mặt và lâu tỉnh hơn.
Tuyệt đối không uống rượu cùng bia hoặc nước ngọt có ga
Trên bàn nhậu, bạn cần giữ vững lập trường của mình, không nên vì bất cứ lý do gì mà “hơn thua” trong khi uống rượu. Chúng ta chỉ nâng ly khi có lý do thực sự hợp lý, và khéo léo từ chối những lời mời, lời khích từ người khác.
Nôn nao là dấu hiệu nhận biết “tửu lượng” của bản thân để dừng lại và không vượt qua giới hạn. Nếu vượt qua ngưỡng này sẽ khiến bạn không làm chủ bản thân, tích độc cho cơ thể, đặc biệt nguy hiểm nếu điều khiển phương tiện giao thông.
Quan trọng, sau mỗi lần nhậu hoặc sau khi mỗi loại rượu khác nhau, bạn hãy lắng nghe các phản ứng cơ thể để rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho lần uống tiếp theo nhé!
Đỏ Mặt Khi Uống Rượu, Dược sĩ Thu Trang, truy cập ngày 07 tháng 06 năm 2023.
Tác giả, Tong Zhou cùng cộng sự (ngày cập nhật ngày 16 tháng 4 năm 2017), Protective Effects of Lemon Juice on Alcohol-Induced Liver Injury in Mice, Pubmed, truy cập ngày 07 tháng 06 năm 2023.
Tác giả Joseph M. Fisher cùng cộng sự (cập nhật tháng 4 năm 2020), Effect of a Snack Bar Optimized to Reduce Alcohol Bioavailability: A Randomized Controlled Clinical Trial in Healthy Individuals, Pubmed, truy cập ngày 07 tháng 06 năm 2023.
Tác giả: Dược sĩ Khánh Huyền, tốt nghiệp hệ chính quy khoa Dược Học Viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam hiện đang phụ trách chuyên môn tại nhà thuốc Central Pharmacy.
Nguồn tin: xadienngoc.gov.vn
Ý kiến bạn đọc
Các tin khác