Công dụng của Kỷ tử và những điều có thể bạn chưa biết 

Chủ nhật - 15/08/2021 19:03
Nhắc đến vị thuốc kỷ tử chắc hẳn không còn xa lạ đối với hầu hết mọi người vì tính phổ biến, và hiệu quả trong hỗ trợ cơ thể suy nhược, suy dinh dưỡng, tương đối tốt. Để hiểu rõ về loại dược liệu đặc biệt này mời bạn đọc cùng theo dõi trong bài viết sau đây.
Công dụng của Kỷ tử và những điều có thể bạn chưa biết 

 


Công dụng của Kỷ tử và những điều có thể bạn chưa biết 

Giới thiệu về dược liệu Kỷ tử

Kỷ tử hay còn được gọi với nhiều tên khác nhau như Rau khởi, Khủ khởi, câu kỷ tử,... Có tên khoa học là Lycium chinense Mill, thuộc họ Cà (Solanaceae). Ngoài loại màu đỏ thường thấy, còn có Kỷ tử quả đen với tên khoa học là là Lycium ruthenicum Murr, thường được trồng phổ biến ở Hà Nội, Lâm Đồng và một số vùng khác. 


Đặc điểm thực vật

Cây không quá lớn, có thân cao từ 1 đến 2 mét, với nhiều gai trên thân và cành hơi cong xuống, chiều dài của cành có thể lên đến 4 mét. Là cây mọc lẻ tẻ không nhiều, tạo thành các vòng từ 3 đến 5 có hình phiến xoan dài. Hoa của cây mọc cô độc thành các nhóm ở các nách lag có tràng màu tía với ống ngắn hơn cánh hoa. Quả kỷ tử có màu sắc đặc trưng, vàng cam hoặc đỏ thẫm, có hình dạng trứng dài khoảng 2 đến 3 cm, bên trong có nhiều hạt nhỏ hình hơi dẹt màu trắng.


Riêng loài Lycium barbarum có đặc điểm nhận dàng là hoa màu tím, quả dài hơn và có màu cam và hạt màu vàng hơi nâu. Trong khi đó loài Lycium chinense lại có là to hơn, hoa màu tím nhạt, quả màu đỏ và hạt màu vàng có kích thước lớn hơn.


Thu hái và chế biến

Rất nhiều bộ phận của cây được ứng dụng trong y học: 

- Vỏ rễ của cây được phơi khô và sử dụng được gọi là Địa cốt bì, dược liệu này thường được thu hoạch và mùa thu, sau khi đã rửa sạch, cắt nhỏ, phơi khô rồi mới sử dụng.

- Quả của kỷ tử là Fructus Lycii thường được gọi với tên Câu kỷ tử. Khi thu hoạch thường lựa chọn những quả chín đỏ, sau đó phơi trong bóng râm. Khi quả bắt đầu hơi nhăn, se lại thì đem phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. Dược liệu sẽ có hình trứng hoặc hình thuôn màu từ cam đến đỏ, hơi mềm, thường nhăn nheo và có vị chua.

- Lá của kỷ tử cũng được sử dụng để làm một loại rau ăn tương tự như Khủ khởi.


Đặc điểm phân bố của cây

Cây có nguồn gốc từ Vùng Tây Á châu, và được tìm thấy trong tự nhiên tại Nhật Bản, Triều Tiên và Trung Quốc,... Ngoài ra còn được trồng tại nhiều quốc gia Châu Á khác như Việt Nam, Malaysia, Indonesia,... để làm thuốc, hoặc làm cây cảnh. Hoa và quả của chúng thường xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 10 hàng năm, và có khả năng thích nghi với các điều kiện khí hậu khác nhau. Nên thường được nhập và trồng tại nhiều nơi.
 


Kỷ tử được tìm thấy phổ biến ở Vùng Tây Á châu

Thành phần hoá học

Một số thành phần hoá học chính có thể kể đến như acid malissic, Betaine, lyciumoside và sugiol, đây là những chất có trong rễ của cây, Thành phần trong quả chứa tinh dầu, carotenoid và các sterol. Các chất này đều đóng vai trò quan trọng, góp phần thể hiện tác dụng sinh học của vị thuốc.


Tác dụng của Kỷ tử

Tác dụng theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, vỏ rễ của kỷ tử có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng giảm đau, điều hoà huyết áp và lưu lượng máu đến các cơ quan. Quả của Kỳ tử lại có vị ngọt nhẹ, tính bình, giúp bổ trợ thận, ích tinh và cân bằng nội tiết tố. Câu kỷ tử được sử dụng làm thuốc bổ, hỗ trợ cho người mệt mỏi, cơ thể suy nhược, giúp giải nhiệt, mát huyết, chữa ho, đặc biệt là ho ra máu. 


Đối với quả của kỳ tử, người ta nhận thấy rằng nó có tác dụng tốt đối với chứng can thận âm hư, tinh huyết bất định nên thường được thêm vào bài thuốc để chủ trị các bệnh này.
 

Lá của cây Kỷ tử còn được sử dụng làm rau ăn trong các bữa cơm hàng ngày, có tác dụng bình can, giảm các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai. Nước hãm rễ cây Kỷ tử cùng một số dược liệu khác giúp làm giảm các triệu chứng của người can hoả âm vượng, hoặc nấu canh cùng với gan gà, gan lợn ăn cũng rất tốt.
 


Tác dụng của Kỷ tử theo y học cổ truyền 

Tác dụng theo y học hiện đại

Bên cạnh ứng dụng trong y học cổ truyền, Kỷ tử cũng được sử dụng trong y học hiện đại như một siêu thực phẩm có tác dụng chống oxy hóa, giúp chống lại các gốc tự do. Giúp tăng cường miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước những căng thẳng và khả năng chống viêm nhiễm tương đối cao.


Quả của cây Kỷ tử có nồng độ vitamin C và A tương đối cao, đây là 2 vitamin rất cần thiết cho hoạt động hàng ngày. Giúp bổ sung dinh dưỡng, xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh, từ đó ngăn ngừa các bệnh thường gặp như cảm cúm, sổ mũi,..


Hàm lượng beta caroten của Kỷ tử có vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe làn da, thậm chí còn giúp ngăn chặn nguy cơ gây ung thư da. Các nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng nước ép của kỷ tử giúp bảo vệ da trước tác hại của ánh sáng mặt trời và tia cực tím, nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư và các vấn đề về da.


Cũng nhờ thành phần Betacaroten này mà Kỷ tử được biết là phương pháp điều trị tự nhiên cho thoái hoá điểm vàng, cải thiện thị lực. Các nghiên cứu cho thấy bên cạnh Betacaroten, Kỷ tử còn chứa nhiều chất chống oxy hoá khác như hàm lượng zeaxanthin rất cao, giúp bảo vệ võng mạch khỏi các tế bào hạch, từ đó tăng cường sức khoẻ của mắt và hỗ trợ điều trị tăng nhãn áp.


Những ai không nên dùng kỷ tử

- Người có vấn đề về đường huyết, người có huyết áp thấp không nên ăn nhiều Kỷ tử do có nguy cơ hạ đường huyết hoặc huyết áp gây nguy hiểm cho người sử dụng.

- Người có vấn đề về đường ruột, tiêu hoá kém, ăn uống khó tiêu, cẩn trọng khi dùng Kỷ tử, tránh xảy ra các vấn đề về đường tiêu hoá.

- Người đang sử dụng các thuốc chống đông máu, thuốc tiểu đường, thuốc huyết áp, khuyến cáo không sử dụng chung với Kỷ tử vì rất có thể gây tương tác với các thuốc đang sử dụng.

- Đàn ông bị cường dương không nên sử dụng kỷ tử vì có thể khiến cơ thể hưng phấn, tăng cường chức năng tình dục hơn một cách thái quá.

- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cũng cần cẩn trọng trước khi sử dụng Kỷ tử.


Khi nào là thời điểm tốt nhất để dùng Kỷ tử

Bạn đọc có thể ăn Kỷ tử vào nhiều thời điểm trong ngày, tuy nhiên ăn trước hoặc sau buổi tập luyện là tốt nhất. Lúc này tinh bột trong Kỷ tử sẽ cung cấp năng lượng cho quá trình tập luyện và hồi phục cơ thể một cách hiệu quả.
 

Ngoài ăn trực tiếp, bạn cũng có thể pha Kỷ tử với nước, hãm thành trà, nấu canh,.. Nếu pha trà Kỷ tử có thể kết hợp với một số dược liệu khác như táo đỏ, hoa cúc để tăng cường lợi ích đem lại cho sức khỏe.


Tài liệu tham khảo

1. Yanjie Gao, Lycium Barbarum: A Traditional Chinese Herb and A Promising Anti-Aging Agent, Pubmed, truy cập ngày 3/8/2023.

2. Junguo Ni (2021), Lycium barbarum polysaccharides in ageing and its potential use for prevention and treatment of osteoarthritis: a systematic review, Pubmed, truy cập ngày 3/8/2023.

3. Dược sĩ Đặng Mai Hương, Dược liệu Câu kỳ tử có tác dụng gì? cách dùng ra sao?, truy cập ngày 3/8/2023.

 
Tác giả: Dược sĩ Tuyết Mai tốt nghiệp Học việnh Quân Y, hiện đang là dược sĩ chuyên môn tại nhà thuốc Ngọc Anh

Nguồn tin: xadienngoc.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây